THÁNG 1 + 2
CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
(ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN)
Cuốn sách: “Tập tục quê em - Cúng giỗ tổ tiên”
Các em thân mến!
Vậy là chỉ còn chưa đến 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán – Ất Tỵ 2025 rồi. Các em có thích Tết không ? À, cô thấy bạn nào cũng thích Tết vì Tết chúng ta có quần áo mới này, được xum vầy gia đình cùng làm bánh chưng, bánh giầy, được đi chơi, được mừng tuổi và nhận được biết bao lời chúc tốt đẹp nữa đúng không nào?
Thế nhưng trong các em đã bao giờ tự hỏi hay hỏi mọi người về phong tục Tết cổ truyền chưa? Để tìm hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền dân tộc. Hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em cuốn sách “Tập tục quê em - Cúng giỗ tổ tiên” của nhà xuất bản Kim Đồng về chủ đề ngày Tết.
Đây chính là bìa quyển sách đó. Chúng ta có thể thấy hấp dẫn ngay từ hình thức của cuốn truyện phải không nào. Truyện được thiết kê cách điệu với những dường cong lượn sóng tạo sự mềm mại, bắt mắt. Màu sắc, hình ảnh trang bìa và các trang nội dung được vẽ rất sắc nét, hài hòa. Truyện do NXB Kim đồng in và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2015 .Khổ sách lớn 19x20cm với những hình ảnh và chữ in to phù hợp với lứa tuổi của chúng ta đặc biệt là các em lớp 1, lớp 2.
Mỗi năm các em thường thấy bố mẹ hay nhắc tới ngày giỗ ông, giỗ bà, giỗ cụ...và thường tất bật chuẩn bị cho ngày giỗ được tươm tất đúng không nào. Các em có biết ý nghĩa của ngày giỗ là gì không? Và phải cần chuẩn bị những gì hay phải có những nghi thức gì trong ngày đó?
Vào ngày giỗ, gia đình sẽ làm tiệc cúng nho nhỏ để tưởng nhớ người thân mất đi của mình, ngày đó gọi là đám giỗ. Ngày cúng giỗ thường được tính theo âm lịch. Đám giỗ cần chuẩn bị nhiều thứ lắm, nào là thịt cá, rau củ, hoa quả để nấu món ăn. Nào là đánh bóng lư hương, lau dọn bàn thờ, rồi còn đốt giấy tiền vàng mã cho người đã khuất nữa. Đám giỗ là dịp sum vầy, gặp gỡ của người thân trong gia đình và bà con hàng xóm.
Thông thường, người ta chỉ có làm gỗ 4 đời là: đời kị (tức là đời cụ sơ), đời cụ (tức là đời cụ cố), đời ông bà (nội , ngoại) và đời cha mẹ. Trong gia đình người Việt kiểu truyền thống, người con trai trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề hệ trọng của họ tộc như: tang ma, cưới hỏi, lễ tết…Việc thờ cúng tổ tiên cũng do người con trai trưởng đứng ra đảm trách. Ở một số vùng miền, trách nhiệm thờ cúng tổ tiên có thể do người con trai út đảm nhận. Nếu gia đình không có con trai, thì người con gái lớn sẽ nhận việc này.
Cô đố các em ngày 23 cháng 12 âm lịch mẹ thường hay mua cá chép về thắp hương để làm gì? À đó là để đưa ông táo về trời. Chúng ta cũng chỉ được nghe người lớn giải thích nôm na thế thôi đúng không nào? Để hiểu rõ hơn về phong tục này, chúng ta hãy đến với truyện “Sự tích Táo Quân” nhé. Trong này đã viết rất rõ: Táo Quân là cách gọi chung của 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Thần Thổ Công trông coi việc bếp núc. Thần Thổ Địa trông coi việc nhà cửa. Thần Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, 3 Táo cùng cưỡi cá chép về trời, báo cáo cho Ngọc Hoàng mọi việc dưới hạ giới năm ấy. Sau đó, chiều 30 tết các Táo lại về trần gian lo việc cũ.
Và nếu các em muốn biết rõ hơn nữa về những phong tục cúng giỗ tổ tiên như thế nào và trong ngày Tết cổ truyền và thường có những nghi lễ gì ? chúng ta hãy tìm và đọc cuốn truyện để hiểu rõ hơn về các phong tục trong ngày Tết cổ truyền nước ta nhé. Cuối cùng, cô chúc các em học tập.
Xin chào và hẹn gặp lại các thầy cô giáo và các em học sinh trong buổi giới thiệu sách lần sau !
Tử Lạc, ngày 02 tháng 01 năm 2025
NGƯỜI TUYÊN TRUYỀN
Đỗ Thị Tuyền (CBTV)